Thủ môn là gì?

Đăng Nguyên
Bình luận: 0Lượt xem: 2,845

Đăng Nguyên

Active member
Nhân viên
Thủ môn thường được viết tắt là GK trong các trận đấu quốc tế (từ goalkeeper trong tiếng Anh). Trong tiếng Việt còn được gọi là thủ thành hay "người gác đền".

Định nghĩa về thủ môn​


Trong bóng đá, thủ môn hay thủ thành là cầu thủ đứng ở vị trí cuối cùng của hàng hậu vệ giữa hàng tấn công của đối phương và khung thành/hàng phòng ngự của đội mình.

Lịch sử của vị trí thủ môn​


Bóng đá, cũng giống như nhiều môn thể thao khác, đã có rất nhiều thay đổi về chiến thuật, tạo ra một số vị trí và loại bỏ một số vị trí khác. Tuy nhiên, thủ môn là vị trí duy nhất không bao giờ thay đổi từ khi luật bóng đá ra đời.

Mặc dù trong những ngày đầu tiên khi bóng đá còn chưa có tổ chức, tính hệ thống có giới hạn hoặc không tồn tại và ý tưởng chính là tất cả các cầu thủ trên sân cùng tấn công và cùng phòng thủ, thì nhiều đội cũng đã cắt cử một số thành viên chơi như 1 thủ môn.

Những miêu tả đầu tiên về các đội bóng đá với cầu thủ có vị trí được Richard Mulcaster kể lại từ năm 1581, tuy nhiên, ông không nhắc đến thủ môn. Mãi đến năm 1602 thì Cornish Hurling mới nhắc đến việc bảo vệ gôn. Theo Carew: "họ cắm hai bụi cây xuống đất, cách nhau khoảng tám hoặc mười foot; và đối diện nó, cách đó khoảng 200 hay 240 feet, và họ gọi là "gôn". Một trong hay cái này được chọn bằng rút thăm cho một bên, còn phía kia cho đối thủ. Tại đó họ phân cho người bảo vệ, hai người cản ném tốt nhất".

thu mon lich su.jpg
Thủ môn là vị trí ra đời từ rất sớm

Dường như chắc chắn rằng bất cứ trò chơi nào có khung thành, là ở đó một loại thủ môn cũng phải tồn tại. David Wedderburn đã nói đến từ "giữ gôn" vào năm 1633 (tuy nhiên, nó không đồng nghĩa với cách gọi ngày nay. Vì thủ môn là một vị trí cố định trên sân còn "giữ gôn" thì bất cứ ai đứng gần khung thành cũng có thể làm nhiệm vụ này; ông ta đã dùng từ Latinh "metum" có nghĩa là vật đánh dấu đoạn cuối của một cuộc đua ngựa).

Ban đầu, thủ môn thường chơi giữa 2 cột gôn và có rất ít sự linh hoạt, trừ khi họ cản phá cú sút của đối phương. Sau nhiều năm, do sự thay đổi về cách thức và phương pháp thi đấu, thủ môn bắt đầu có vai trò tích cực hơn trong trận đấu. Luật chơi nguyên thủy cho phép thủ môn cầm bóng tại phần sân nhà của đội mình. Nó đã được xem lại vào năm 1912, hạn chế sử dụng tay chỉ tại vòng cấm địa và khung thành.

Vào năm 1992, Hội đồng Thế giới đã thay đổi luật bóng đá trong đó có cả sự thay đổi đối với vị trí thủ môn. Đáng chú ý là luật chuyền về, cấm thủ môn cầm bóng bằng tay khi nhận 1 đường chuyền về của đồng đội được thực hiện không phải bằng đầu, vai hoặc ngực. Do đó, tất cả các thủ môn cần phải luyện tập khả năng khống chế bóng bằng chân của mình.

Vị trí chung và kỹ thuật chơi​


Vai trò chính của thủ môn là bảo vệ khung thành đội nhà và ngăn cản đối phương ghi bàn thắng. Thủ môn là cầu thủ duy nhất trong đội được phép chạm bóng bằng bàn tay và cánh tay trong trận đấu (chỉ giới hạn trong khu cấm địa của đội nhà).

Mỗi đội phải có 1 thủ môn trong cả trận đấu nếu như thủ môn không cản phá hay mắc những sai lầm không đáng có và không cứu thua những cú sút của các tiền đạo hay vị trí của các cầu thủ đối phương thì thủ môn sẽ bị thủng lưới và nhận một bàn thua và nhiều bàn thua hơn.

thu-mon-cuu-thua.jpg
Nhiệm vụ chính của thủ môn là ngăn cản cầu thủ đối phương ghi bàn

Thủ môn là vị trí bắt buộc phải có trong bất cứ sơ đồ chiến thuật nào và đội bóng không được phép thi đấu nếu không có thủ môn.

Nếu thủ môn bị buộc phải rời sân do chấn thương hoặc đuổi khỏi sân, 1 cầu thủ khác phải trấn giữ khung thành, khi đội bóng không còn thủ môn nào khác để thay thế hoặc/và đã sử dụng hết lần thay người. Vị trí thủ môn có thể được thay thế nếu trong trường hợp có lệnh thay người.

Khi cầu thủ trong cùng đội cố tình chuyền bóng về bằng chân thì thủ môn không được bắt bóng bằng tay. Khi thủ môn di chuyển ra khỏi vùng cấm địa của đội nhà thì thủ môn không được dùng tay chơi bóng và chỉ chơi như các vị trí khác trong đội.

Thủ môn không bị yêu cầu phải ở trong vòng cấm địa. Họ có thể chơi ở bất cứ đâu trên sân, và họ thường đóng vai trò là 1 hậu vệ tăng cường trong một số tình huống của trận đấu. Các thủ môn René Higuita của Colombia, Jorge Campos của México và Bruce Grobbelaar của Liverpool là những thủ môn có đôi chân khá điêu luyện và họ thường chơi ở phía ngoài khu cấm địa.

Một số thủ môn thậm chí còn ghi bàn bằng những cú phát bóng xa, hoặc lao lên cuối sân của đối phương để tạo ra lợi thế về số cầu thủ. Kiểu lao lên này rất mạo hiểm, và chỉ thường được thực hiện vào cuối trận, để ghi bàn vào những phút cuối (thường khi đội nhà của thủ môn đó bị thiếu người và thường chỉ khi cách biệt về tỷ số là không quan trọng).

Trong một số tình huống thậm chí còn hiếm hơn, thủ môn có thể được ghi bàn thắng từ pha phát bóng mà không hề lường trước, thường là khi trái bóng bay đập đất khiến cho thủ môn đối phương không thể chụp được bóng. Paul Robinson và Pat Jennings đều đã ghi bàn trong những tình huống như vậy, và cũng thật trùng hợp là họ đều chơi cho Tottenham Hotspurs.

José Luis Chilavert.jpg
Nhiều thủ môn có khả năng đá phạt như Chilavert

Những thủ môn khác cũng trở nên nổi tiếng với những quả đá phạt; ví dụ, thủ môn José Luis Chilavert là thủ môn duy nhất từ trước tới nay ghi được 1 cú hat trick (3 bàn trong 1 trận đấu), đều bằng các cú đá penalty. Anh cũng là 1 chuyên gia đá phạt. Rogério Ceni đã ghi rất nhiều bàn thắng, tổng cộng 100 lần (tính đến ngày 27 tháng 3 năm 2011) bằng những quả đá phạt trực tiếp và đá penalty.

Dụng cụ và trang phục​


Thủ môn phải mặc áo đấu phân biệt hoàn toàn so với các cầu thủ khác và thông thường với cả trọng tài, vì đây là quy định của FIFA. Quần áo thủ môn thường là màu xanh lá cây, vàng sáng, cam, ghi bạc hoặc những màu sắc khác,....

Phần lớn thủ môn cũng đeo găng tay thủ môn để tăng độ dính với quả bóng, và để bảo vệ họ khỏi bị thương. Hiện nay có những loại găng tay được thiết kế để chống chấn thương như trật ngón tay.

Việc đeo găng không bắt buộc trong bóng đá, tuy nhiên do tính ma sát khi bắt bóng nên hiếm khi thủ môn vào sân mà không có nó trong những trận đấu chuyên nghiệp. Tuy nhiên họ có thể bỏ nó trong loạt sút luân lưu. Trước đây thủ môn thường bắt bóng bằng tay trần từ những năm bóng đá mới ra đời cho đến khoảng thập niên 50 của thế kỷ XX.

neuer.jpg
Các thủ môn thường diện trang phục màu sắc và nhiều người được trao băng đội trưởng như Neuer

Thủ môn có thể được trao băng đội trưởng vừa trấn giữ khung thành vừa chỉ huy đồng đội. Một số ví dụ có thể kể đến như thủ môn Oliver Kahn, Dino Zoff, Manuel Neuer,... và một số thủ môn khác.
 
  • dinh nghia thu mon1.jpg
    dinh nghia thu mon1.jpg
    100.9 KB · Xem: 7,899

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên