Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết: “Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa”. Nhưng trong đời sống thực tại, thường khi đi đến tận cùng sự tuyệt vọng này sẽ dẫn đến những quyết định còn tuyệt vọng hơn. Barca là minh chứng sống động. Những quyết định trên thị trường chuyển nhượng của đội bóng này thường dẫn đến nỗi tuyệt vọng lớn hơn.
Mở đầu cho chuỗi tuyệt vọng là sự kiện bị PSG cướp mất Neymar. Một cái tát đau điếng về mặt danh dự cho dù được bồi thường 222 triệu euro. Trong lúc choáng váng, gã khổng lồ xứ Catalonia gấp gáp gỡ gạc thể diện bằng cách chi ra 105 triệu euro chưa bao gồm 40 triệu euro biến phí để chiêu mộ Ousmane Dembele. Dembele chưa đâu vào đâu, Barca chi tiếp 120 triệu euro (+40 triệu euro biến phí) để có Philippe Coutinho. Coutinho thất bại thảm hại, Barca vội vã đưa về Griezmann giá 120 triệu euro.
Tổng định phí của 3 thương vụ là 345 triệu euro, gấp rưỡi số tiền thu về từ vụ Neymar. Đổi lại, Barca có một tài năng trẻ mãi bị tổn thương nghiêm trọng từ thể chất đến tư duy, một tiền vệ thiếu chuyên nghiệp và một tiền đạo mãi không hòa nhập. 3 bom xịt cùng hàng loạt quyết định sai lầm khác đánh sập sức khỏe tài chính của gã khổng lồ xứ Catalonia.
Và không chỉ các vụ chuyển nhượng, các hợp đồng ký mới của Barca cũng mang nặng phong cách “gấp đôi chỗ đó” với nỗi sợ xảy ra Neymar phiên bản 2.0. Cụ thể, khi PSG đã dám chi 222 triệu euro để cướp Neymar, cách duy nhất để đội bóng xứ Catalonia trói chân trụ cột là tăng lương đồng thời để nâng mức giải phóng hợp đồng. Messi trong vài năm lương tăng gấp 4. Các trụ cột hay chỉ là cựu binh cũng dễ dàng nhận mức lương hơn 10 triệu euro/năm. Ngay Samuel Umtiti cũng nhận 12 triệu euro/năm.
Cầu thủ này kiếm nơi nào có thể trả mức lương cao hơn cho một trung vệ?! Sergio Ramos tại Real Madrid trước đây chỉ nhận 10 triệu euro/năm mà thôi. Cristiano Ronaldo cũng phải chia tay Santiago Bernabeu vì đội bóng này không chấp nhận để siêu sao người Bồ Đào Nha hưởng mức lương đồng đẳng với kỳ phùng địch thủ Messi (30 triệu euro/năm).
Hệ lụy của phong cách đầu tư kiểu “ngã ở đâu, gấp đôi ở đấy” thường thấy trong chứng khoán này là trong ngày hân hoan trở về Camp Nou ký hợp đồng mới, “số 10” thủ quân, huyền thoại, biểu tượng sống của đội bóng, siêu sao Lionel Messi choáng váng nhận tin Barca không thể ký mới vì hết tiền. Và, cũng chẳng ai hỏi Messi có sẵn sàng thi đấu không lương cho đội bóng đã cưu mang anh từ thuở thiếu thời hay không.
La Pulga buộc phải ra đi. Để lại anh bạn Sergio Aguero vừa đến một mình. El Kun chọn Barca vì người bạn thân. Đó là cái may cho Barca vì có được một chân sút cự phách mà không tốn đồng nào. Nhưng không ngờ điều tưởng may lại là rủi. Messi ra đi còn Aguero bị đau tim phải giải nghệ sớm. Barca “mồ côi” chân sút.
Trong nỗi cô đơn hoang hoải, Barca vớ lấy Ferran Torres như một chiếc phao cứu sinh. Nhưng bi kịch ở chỗ, nếu đăng ký cho tân binh trị giá 55 triệu euro từ Man City thi đấu, gã khổng lồ xứ Catalonia sẽ bị thòng lọng Luật Công bằng tài chính siết chặt vào cổ. Muốn nới sợi dây này ra, buộc phải có một cầu thủ chấp nhận giảm lương. Và như thế, Umtiti bỗng dừng trở thành cứu tinh thông qua việc gia hạn hợp đồng.
Diễn giải rõ hơn, hợp đồng cũ của trung vệ người Pháp với Barca còn hiệu lực 1 năm rưỡi, đến tháng 6/2023. Từ nay đến đó, Umtiti nhận tổng cộng 18 triệu euro tiền lương, với mức lương 12 triệu euro/năm. Khi ký bản hợp đồng mới, tổng thu nhập của Umtiti giảm 10% và thời hạn kéo dài đến tháng 6/2016. Đồng nghĩa mỗi mùa Barca chỉ còn phải trả cho trung vệ này 3,6 triệu euro/năm.
“FC Barcelona muốn bày tỏ lòng biết ơn Samuel Umtiti vì tình cảm anh dành cho đội bóng. Thông qua việc gia hạn hợp đồng này, FC Barcelona có thể nâng hạn ngạch “công bằng tài chính”, qua đó đăng ký thi đấu Ferran Torres với LĐBĐ Tây Ban Nha”, Barca viết trong công bố ký mới hợp đồng với Umtiti. Đó là cách biết ơn thật kỳ lạ và quái gở.
Một hậu vệ ngồi mát ăn bát vàng từ 2018 đến nay vẫn được đội bóng chủ quản biết ơn và gia hạn hợp đồng đến tận nửa sau của thập kỷ. Đó là hệ lụy của một chuỗi “ngã ở đâu cấp đôi ở đó” mà không có năng lực thực thụ của ban lãnh đạo.
Hoặc góc nhìn khác, đại dịch Covid-19 quả thực là bài kiểm tra năng lực nặng đô cho toàn xã hội nói chung và địa hạt bóng đá nói riêng. Khi đã kém cỏi thì dẫu sở hữu Messi trong đội hình vẫn bung và toang như thường.

Mở đầu cho chuỗi tuyệt vọng là sự kiện bị PSG cướp mất Neymar. Một cái tát đau điếng về mặt danh dự cho dù được bồi thường 222 triệu euro. Trong lúc choáng váng, gã khổng lồ xứ Catalonia gấp gáp gỡ gạc thể diện bằng cách chi ra 105 triệu euro chưa bao gồm 40 triệu euro biến phí để chiêu mộ Ousmane Dembele. Dembele chưa đâu vào đâu, Barca chi tiếp 120 triệu euro (+40 triệu euro biến phí) để có Philippe Coutinho. Coutinho thất bại thảm hại, Barca vội vã đưa về Griezmann giá 120 triệu euro.
Tổng định phí của 3 thương vụ là 345 triệu euro, gấp rưỡi số tiền thu về từ vụ Neymar. Đổi lại, Barca có một tài năng trẻ mãi bị tổn thương nghiêm trọng từ thể chất đến tư duy, một tiền vệ thiếu chuyên nghiệp và một tiền đạo mãi không hòa nhập. 3 bom xịt cùng hàng loạt quyết định sai lầm khác đánh sập sức khỏe tài chính của gã khổng lồ xứ Catalonia.
Và không chỉ các vụ chuyển nhượng, các hợp đồng ký mới của Barca cũng mang nặng phong cách “gấp đôi chỗ đó” với nỗi sợ xảy ra Neymar phiên bản 2.0. Cụ thể, khi PSG đã dám chi 222 triệu euro để cướp Neymar, cách duy nhất để đội bóng xứ Catalonia trói chân trụ cột là tăng lương đồng thời để nâng mức giải phóng hợp đồng. Messi trong vài năm lương tăng gấp 4. Các trụ cột hay chỉ là cựu binh cũng dễ dàng nhận mức lương hơn 10 triệu euro/năm. Ngay Samuel Umtiti cũng nhận 12 triệu euro/năm.
Cầu thủ này kiếm nơi nào có thể trả mức lương cao hơn cho một trung vệ?! Sergio Ramos tại Real Madrid trước đây chỉ nhận 10 triệu euro/năm mà thôi. Cristiano Ronaldo cũng phải chia tay Santiago Bernabeu vì đội bóng này không chấp nhận để siêu sao người Bồ Đào Nha hưởng mức lương đồng đẳng với kỳ phùng địch thủ Messi (30 triệu euro/năm).
Hệ lụy của phong cách đầu tư kiểu “ngã ở đâu, gấp đôi ở đấy” thường thấy trong chứng khoán này là trong ngày hân hoan trở về Camp Nou ký hợp đồng mới, “số 10” thủ quân, huyền thoại, biểu tượng sống của đội bóng, siêu sao Lionel Messi choáng váng nhận tin Barca không thể ký mới vì hết tiền. Và, cũng chẳng ai hỏi Messi có sẵn sàng thi đấu không lương cho đội bóng đã cưu mang anh từ thuở thiếu thời hay không.
La Pulga buộc phải ra đi. Để lại anh bạn Sergio Aguero vừa đến một mình. El Kun chọn Barca vì người bạn thân. Đó là cái may cho Barca vì có được một chân sút cự phách mà không tốn đồng nào. Nhưng không ngờ điều tưởng may lại là rủi. Messi ra đi còn Aguero bị đau tim phải giải nghệ sớm. Barca “mồ côi” chân sút.
Trong nỗi cô đơn hoang hoải, Barca vớ lấy Ferran Torres như một chiếc phao cứu sinh. Nhưng bi kịch ở chỗ, nếu đăng ký cho tân binh trị giá 55 triệu euro từ Man City thi đấu, gã khổng lồ xứ Catalonia sẽ bị thòng lọng Luật Công bằng tài chính siết chặt vào cổ. Muốn nới sợi dây này ra, buộc phải có một cầu thủ chấp nhận giảm lương. Và như thế, Umtiti bỗng dừng trở thành cứu tinh thông qua việc gia hạn hợp đồng.
Diễn giải rõ hơn, hợp đồng cũ của trung vệ người Pháp với Barca còn hiệu lực 1 năm rưỡi, đến tháng 6/2023. Từ nay đến đó, Umtiti nhận tổng cộng 18 triệu euro tiền lương, với mức lương 12 triệu euro/năm. Khi ký bản hợp đồng mới, tổng thu nhập của Umtiti giảm 10% và thời hạn kéo dài đến tháng 6/2016. Đồng nghĩa mỗi mùa Barca chỉ còn phải trả cho trung vệ này 3,6 triệu euro/năm.
“FC Barcelona muốn bày tỏ lòng biết ơn Samuel Umtiti vì tình cảm anh dành cho đội bóng. Thông qua việc gia hạn hợp đồng này, FC Barcelona có thể nâng hạn ngạch “công bằng tài chính”, qua đó đăng ký thi đấu Ferran Torres với LĐBĐ Tây Ban Nha”, Barca viết trong công bố ký mới hợp đồng với Umtiti. Đó là cách biết ơn thật kỳ lạ và quái gở.
Một hậu vệ ngồi mát ăn bát vàng từ 2018 đến nay vẫn được đội bóng chủ quản biết ơn và gia hạn hợp đồng đến tận nửa sau của thập kỷ. Đó là hệ lụy của một chuỗi “ngã ở đâu cấp đôi ở đó” mà không có năng lực thực thụ của ban lãnh đạo.
Hoặc góc nhìn khác, đại dịch Covid-19 quả thực là bài kiểm tra năng lực nặng đô cho toàn xã hội nói chung và địa hạt bóng đá nói riêng. Khi đã kém cỏi thì dẫu sở hữu Messi trong đội hình vẫn bung và toang như thường.